Đường dẫn truy cập

Đại biểu Quốc hội Việt Nam hối thúc thông qua luật biểu tình


Người dân Việt Nam xuống đường tuần hành chống Trung Quốc tại TP HCM hồi tháng 5, 2014.
Người dân Việt Nam xuống đường tuần hành chống Trung Quốc tại TP HCM hồi tháng 5, 2014.

Một số đại biểu Quốc hội Việt Nam hối thúc thông qua Luật Biểu tình giữa các hành động xâm phạm chủ quyền từ Trung Quốc.

Báo Dân Trí đưa tin trong cuộc họp tại hội trường Quốc hội sáng 27/5, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đặng Ngọc Tùng, kêu gọi nhanh chóng thông qua Luật Biểu tình để người dân có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong bối cảnh ‘Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ’

Ông Tùng được một số đại biểu khác lên tiếng ủng hộ, đề nghị đưa Luật Biểu tình ra kỳ họp thứ 10 và thông qua vào kỳ họp 11 của Quốc hội dự kiến tổ chức vào tháng 3 năm sau.

Các đại biểu được tờ Dân Trí dẫn phát biểu khẳng định rằng Luật Biểu tình là để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đã được Hiến pháp quy định và thông qua luật này sẽ góp phần cho ‘việc dân chủ hóa ngày càng tốt đẹp.’

Phản hồi trước đề nghị này, một người từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và từng bị sách nhiễu vì các hoạt động này, blogger Nguyễn Hữu Vinh, chia sẻ với VOA Việt ngữ:

“Luật Biểu tình đó là nguyện vọng và yêu cầu hết sức chính đáng. Cho tới bây giờ vẫn chưa thông qua luật này cho dân thể hiện Quốc hội đã không làm những gì đã được ghi trong Hiến pháp. Đây là yêu cầu rất cấp thiết trong tình hình hiện nay. Đó là đảm bảo quyền con người cho dân mà nhà nước Việt Nam đã vi phạm mấy chục năm nay.”

Cử tri Nguyễn Hữu Vinh đề nghị:

“Luật Biểu tình phải đảm bảo quyền cơ bản của con người. Nhà nước Việt Nam nếu là một nhà nước tôn trọng pháp quyền thì càng phải ra sớm Luật này và phải căn cứ trên những tiêu chuẩn, những bộ luật tiến bộ của quốc tế.”

Trong trường hợp Luật Biểu tình tiếp tục bị giằng co không sớm được thông qua, sẽ ảnh hưởng thế nào tới lòng dân giữa các mối nguy xâm lược từ Trung Quốc? Blogger Hữu Vinh chia sẻ:

“Thông qua hay không Luật này, đó là việc của nhà nước chứ công dân thì có quyền đi biểu tình dù Luật có được thông qua hay không vì Hiến pháp đã quy định. Nhà nước không ra được Luật thì phải căn cứ vào Hiến pháp. Và người dân cứ thế mà thực hiện và phải giành lấy cái quyền đó của mình.”

Việt Nam chưa có luật Biểu tình dù điều 69 Hiến pháp quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật".

Trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, từ năm 2007 một loạt các cuộc biểu tình của người Việt đã diễn ra bất chấp sự trấn áp mạnh tay của nhà nước giữa lúc Hà Nội tìm cách không để tình cảm người dân gây ảnh hưởng tới quan hệ hữu hảo với nước cộng sản anh em Trung Quốc.

please wait

No media source currently available

0:00 0:04:11 0:00
Tải xuống

Trong khi Luật Biểu tình bị trì hoãn chưa được nhà nước thông qua, người dân Việt Nam xuống đường ôn hòa thường bị quy vào tội "tụ tập đông người", "gây rối trật tự công cộng" và bị nhắm mục tiêu hành hung, bắt bớ, giam cầm.

Truyền hình vệ tinh VOA 28/5/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG