Đường dẫn truy cập

Indonesia điều tra vụ 550 ngư phủ nước ngoài bị bắt làm nô lệ


Các ngư phủ bị nhốt trong một căn phòng tại Benjina, Indonesia, để họ đỡ bỏ trốn.
Các ngư phủ bị nhốt trong một căn phòng tại Benjina, Indonesia, để họ đỡ bỏ trốn.

Giới hữu trách Indonesia đang tăng cường các cuộc điều tra về công nghiệp đánh bắt cá sau khi nhà chức trách tìm thấy gần 550 ngư phủ bị bắt làm nô lệ trên một hòn đảo hẻo lánh của Indonesia. Tổ chức Di trú Quốc tế IOM đang hợp tác với chính phủ Indonesia và các đại sứ quán để hỗ trợ cho các vụ kiện các công ty ngư nghiệp bị tố cáo trong vụ này.

Ngôi làng trên đảo Benjina trong biển Arafura đã là trọng tâm của một cuộc điều tra đặc biệt do hãng tin Associated Press thực hiện, và tường thuật rằng hàng trăm người đàn ông, đa số là từ Myanmar, đã bị kẹt trên hòn đảo này.

Hôm nay, tin tức nói con số ngư phủ bị bắt làm nô lệ đã lên đến gần 550 người theo một phái bộ tìm hiểu sự thực gồm các thành viên của IOM.

Phó trưởng phái bộ IOM ở Jakarta, ông Steve Hamilton cho hay trong khi có 210 người Miến Điện muốn bỏ đảo, những người khác không chịu ra đi, vì sợ mất nhiều năm tiền lương còn thiếu. Ông Hamilton cho biết các biện pháp pháp lý đang được tiến hành để trợ giúp những người này, nhiều người là người Kampuchea.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ theo dõi vói các Đại sứ quán và các nạn nhân để tìm cách được phục hồi và bồi thường. Tôi nghĩ đó là một cách khác để tiếp xúc với những người sợ phải ra đi sẽ mất nhiều năm tiền lương còn thiếu nếu họ bỏ cuộc, và ít nhất họ nhìn thấy có người đứng về phía mình.”

Ông Hamilton nói nhà chức trách Indonesia dự tính điều tra công nghiệp đánh bắt cá trên toàn bộ quần đảo Indonesia.

Hôm qua, hơn 60 ngư phủ Thái Lan đã trở về Bangkok trên một máy bay C-130 của Không lực Thái sau khi được cứu khỏi hòn đảo Ambon, nơi nhiều người đã trốn tránh hay bị nhà chức trách Indonesia cầm giữ với tư cách di dân bất hợp pháp.

Người Thái trẻ tuổi nhất được giải cứu là một thanh niên 19 tuổi đã phải trải qua 6 năm trên các tàu thuyền, làm việc ngày đêm không được ngủ trong các điều kiện khủng khiếp.

Bài tường trình của AP phổ biến hồi tháng 3 đã châm ngòi cho nhiều cuộc điều tra khắp khu vực, trong đó có Thái Lan, và trong các thị trường xuất khẩu hải sản chính như Hoa Kỳ và châu Âu.

Giới truyền thông Thái đã nêu những câu hỏi từ nhiều năm nay về việc sử dụng lao động di dân trong công nghiệp đánh cá nói chung.

Các ngư dân được giải cứu cho biết họ đã bị dụ dỗ hay bắt cóc để làm việc trong công nghiệp đánh cá, và thường bị bạo lực hay đe dọa của các thành viên cấp cao trong đoàn thủy thủ.

Phát ngôn viên của Nhóm Lao động Di dân có trụ sở ở Thái Lan, bà Roisa Wongsuban nói khu vực này cần phải cải thiện hợp tác trong việc đối phó với công nhân bị mua bán trong công nghiệp đánh cá.

Bà nói: “Điểm chính yếu là một cuộc đối thoại trong khu vực thay vì sự đáp ứng của khu vực đối với vấn đề. Đây là điều chúng tôi quan sát và không thấy tập tục thay đổi gì nhiều về cách thức họ giải cứu những người đã bị mua bán, hay đưa lậu. Thậm chí họ còn dùng Thái Lan như một trung tâm tuyển mộ làm giả các giấy tờ.”

Các nhà phân tích cho rằng chính phủ Indonesia đã biết rõ về vấn đề sử dụng lao động bất hợp pháp trong công nghiệp đánh cá. Nhưng theo họ, các bài tường trình mới đây của giới truyền thông đã cung cấp động cơ cần thiết để chính phủ phát động các cuộc điều tra, giữa những lời kêu gọi có sự hợp tác lớn hơn trong khu vực nhằm ngăn chặn các tập tục lao động bất hợp pháp.

Trung Quốc thúc giục Indonesia hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt cá
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:07 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG