Đường dẫn truy cập

Ký giả Al Jazeera ra tòa trong vụ án khủng bố


Các ký giả Anh biểu tình, bên kia đường nơi đại sứ quán Ai Cập tọa lạc ở London, yêu cầu bảo vệ các nhà báo ở Ai Cập, 19/2/14
Các ký giả Anh biểu tình, bên kia đường nơi đại sứ quán Ai Cập tọa lạc ở London, yêu cầu bảo vệ các nhà báo ở Ai Cập, 19/2/14
Các ký giả của mạng lưới al-Qaida đang bị đưa ra xét xử ở Ai Cập về tội tham gia hoặc hỗ trợ một tổ chức khủng bố, ám chỉ đảng Huynh đệ Hồi giáo nay bị cấm hoạt động. Thông tín viên VOA Elizabeth Arrott tường trình từ Cairo rằng vụ án chưa từng có từ trước đến nay đã bị quốc tế chê cười.

Trong lần xuất hiện đầu tiên trước tòa, hôm nay các bị can khai là không can các tội ghi trong cáo trạng, trong đó có tội giúp các phần tử khủng bố, và loan truyền tin tức sai lạc.

Sau khi các luật sư không giúp các bị can được tạm tha có điều kiện, tòa đã hoãn phiên xử. Toà dự định tiếp tục xử vào tháng tới.

20 nhân viên truyền thông đã bị truy tố trong vụ này. 8 người đang bị câu lưu, kể cả Peter Greste, nguời Úc, Mohamed Fahmy người Canada gốc Ai Cập, và Bahar Mohamed, người Ai Cập bị bỏ tù năm ngoái. Những người khác bị xử khiếm diện.

Al Jazeera đã cực lực phủ nhận các cáo trạng, và nói chỉ có 9 bị can làm việc cho mạng luới.

Ký giả Peter Greste được giải thưởng báo chí, và đã mô tả việc tường thuật về Ai Cập của anh là công việc “thường lệ,” viết từ nhà tù rằng vụ này có tác dụng như một lời cảnh báo lạnh lùng cho những người khác về điều gọi là tường thuật có thể chấp nhận được ở Ai Cập.

Các ký giả trên toàn thế giới đã mở một chiến dịch ủng hộ những người bị cáo buộc trong vụ này, và Hoa Kỳ cùng với Liên Hiệp Quốc đều bày tỏ sự quan ngại.

Phó giám đốc Human Rights Watch Joe Stork gọi đây là một vụ chưa từng có từ trước đến nay.

Ông Stork nói: “Ở nơi nào khác trên thế giới đã xảy ra việc này? Ý tôi muốn nói là phải, những cáo trạng loại này được đưa ra, nhưng điều thường xảy ra là một giấy thị thực bị thu hồi, ký giả bị trục xuất, v…v… Ðây là một lời cảnh báo. Một sự đe dọa.”

Chính phủ Ai Cập nói đây không phải là một vụ chính trị mà là một vụ có tính tư pháp, và đã bác bỏ lời phản đối các cáo trạng là can thiệp từ nước ngoài.

Nhiều người Ai Cập và các cơ quan truyền thống thân chính nghi các ký giả nước ngoài tường thuật một cách bất công về tình hình xáo trộn chính trị ở Ai Cập, nhưng họ đặc biệt căm phẫn đối với Al Jazeera. Kênh truyền hình vệ tinh có trụ sở ở Qatar được nhiều người coi là ủng hộ cho Huynh đệ Hồi giáo của tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ.

Chính phủ lâm thời Ai Cập đã chỉ trích các nhà lãnh đạo Qatar là dành nơi trú ẩn an toàn cho các thành viên của Huynh đệ Hồi giáo.

Ai Cập coi Huynh đệ là một tổ chức khủng bố sau khi xảy ra vụ đánh bom hồi tháng 12 mà tổ chức chủ chiến Hồi giáo Ansar Beit al Maqdas nhận là thủ phạm. Các giới chức nói hai nhóm này có liên kết với nhau, trong khi các thành viên phủ nhận mọi liên hệ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG