Đường dẫn truy cập

Mỹ ca ngợi Ukraine 'làm nên lịch sử'


Trong phiên họp lịch sử được nối kết bằng video qua Internet, nghị viện của Ukraine và Châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định Liên kết, ngày 16/9/2014.
Trong phiên họp lịch sử được nối kết bằng video qua Internet, nghị viện của Ukraine và Châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định Liên kết, ngày 16/9/2014.

Hoa Kỳ đã ca ngợi quốc hội Ukraine và nghị viện Châu Âu cùng lúc phê chuẩn Hiệp ước Hợp tác Ukraine-Liên hiệp Châu Âu. Thông tín viên Victor Beattie của đài VOA tường trình rằng Washington còn kêu gọi Nga và những người đòi ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn Minsk.

Hôm nay, phát ngôn viên Marie Harf của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng nhân dân Ukraine đã làm nên lịch sử qua việc xúc tiến thỏa thuận hợp tác “trong lúc phải đương đầu với những thách thức to lớn.” Bà Harf nói rằng các nhà lãnh đạo Ukraine đã “thực hiện ý nguyện của nhân dân Ukraine – khối người đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc hoà nhập thêm vào châu Âu, trong đó có lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 25 tháng 5.

Phát ngôn viên Marie Harf của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Ukraine đã làm nên lịch sử qua việc xúc tiến thỏa thuận hợp tác “trong lúc phải đương đầu với những thách thức to lớn”
Phát ngôn viên Marie Harf của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Ukraine đã làm nên lịch sử qua việc xúc tiến thỏa thuận hợp tác “trong lúc phải đương đầu với những thách thức to lớn”

Tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên Harf nói hiệp ước hợp tác vừa được phê chuẩn –đã gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay khi ban đầu bị Tổng thống lúc đó là ông Viktor Yanukovych bác bỏ hồi tháng 11 năm ngoái – phản ánh một sự thất bại của Nga, nước chống đối thỏa thuận này. Được hỏi liệu việc hoãn thực thi thỏa thuận cho đến năm 2016 được xem như một nhượng bộ đối với Moscow có phải là một điểm gây thất vọng hay không, bà Harf nói:

“Chúng tôi rõ ràng tôn trọng quyết định này và hiểu rằng họ phải đi qua một tiến trình. Tôi muốn lưu ý rằng đây là hiệp ước hợp tác đã khiến cho Nga gây ra mọi chuyện, vì họ quá lo sợ hiệp ước này sẽ có hiệu lực cách đây nhiều tháng. Và giờ đây, không những thỏa thuận được Ukraine thông qua, mà Nga ngày càng bị cô lập với thế giới. Do đó hiệp ước này được xem gần như là thất bại hoàn toàn đối với Nga.”

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi kết quả biểu quyết nhất trí là “bước đầu tiên, nhưng kiên quyết” hướng tới việc Ukraine được gia nhập Liên hiệp Châu Âu.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi kết quả biểu quyết nhất trí là “bước đầu tiên, nhưng kiên quyết” hướng tới việc Ukraine gia nhập Liên hiệp Châu Âu.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi kết quả biểu quyết nhất trí là “bước đầu tiên, nhưng kiên quyết” hướng tới việc Ukraine gia nhập Liên hiệp Châu Âu.

Nhà phân tích về Châu Âu Leslie Templeton Holmes ở Đại học Melbourne nói rằng quyết định này có ý nghĩa quan trọng đối với Kiev về biểu tượng lẫn kinh tế.

"Nó khẳng định hết sức rõ ràng với Nga rằng Ukraine dưới thời ông Poroshenko đang quay sáng phía châu Âu. Thậm chí Ukraine sẽ không còn phân chia thời gian, phân chia sự trung thành giữa Nga với châu Âu nữa."

Quyết định của ông Yanukovych bác bỏ chính hiệp ước hợp tác này để tăng cường các mối quan hệ với Nga hồi năm ngoái đã châm ngòi cho những tháng biểu tình chống đối ở Kiev và cuối cùng ông đã phải mất chức. Nga đã phản ứng lại bằng việc sáp nhập bán đảo Crimea và hỗ trợ cho các phần tử đòi ly khai thân Nga, những người đã giao chiến với các lực lượng của chính phủ ở miền đông Ukraine kể từ tháng 4.

Các nhà lập pháp ở Kiev cũng thông qua dự luật trao quyền tự trị 3 năm cho các khu vực nói tiếng Nga ở miền đông thuộc Donetsk và Luhansk. Dự luật này cũng hậu thuẫn cho các cuộc bầu cử địa phương trong khu vực vào tháng 11 tới. Một dự luật khác được thông qua ân xá cho các phần tử nổi dậy không phạm tội ác chiến tranh.

Các nhà lập pháp Kiev thông qua dự luật trao quyền tự trị 3 năm cho các khu vực nói tiếng Nga ở miền đông thuộc Donetsk và Luhansk.
Các nhà lập pháp Kiev thông qua dự luật trao quyền tự trị 3 năm cho các khu vực nói tiếng Nga ở miền đông thuộc Donetsk và Luhansk.

Phát ngôn viên Marie Harf của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng những việc làm này cho thấy Kiev đang tìm cách hạ giảm cuộc xung đột.

"Đây là điều mà Tổng thống Petro Poroshenko đã hứa hẹn nhiều tuần lễ và nhiều tháng trước, rằng ông sẽ thực hiện khi nhậm chức. Chúng tôi hiểu rằng luật mới sẽ cho phép sử dụng tiếng Nga như một ngôn ngữ chính thức, tài trợ cho các dự án phát triển mới ở Luhansk và Donetsk và dành cho khu vực quyền thành lập lực lượng cảnh sát riêng, đồng thời cũng ban hành lệnh ân xá có giới hạn cho những người đã tham gia vào cuộc xung đột. Đây là những bước phù hợp với tinh thần của thỏa thuận ngừng bắn Minsk mà chúng tôi tin đó thực sự là bước then chốt để hạ giảm cuộc xung đột và tiến tới. Và đây chính là những bước quan trọng. Người dân Ukraine đã làm những gì mà họ cam kết. Họ làm đúng với những gì họ đã hứa. Chúng tôi chưa thấy những điều tương tự như vậy bên phía Nga, và đó là những gì cần được thực hiện."

Nhà phân tích Holmes nói rằng theo nhận định của ông thì việc Luhansk và Donetsk trở thành những khu vực tự trị chỉ là vấn đề thời gian, cho dù sẽ không trở thành một phần lãnh thổ của Nga.

"Tôi không cho rằng miền đông Ukraine sẽ tách biệt hoàn toàn. Chúng ta không biết đại diện của phe nổi dậy có những kế hoạch cụ thể nào. Nếu chúng ta làm những cuộc thăm dò công luận, thì đa số người Ukraine ở miền đông sẽ chọn con đường tự trị nhiều hơn, nhưng vẫn thuộc Ukraine, miễn là họ vẫn có quyền giữ tiếng Nga của họ."

Tổng thống Poroshenko sẽ đi thăm Canada và Hoa Kỳ trong tuần này. Ông sẽ họp với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Năm, và sẽ phát biểu trước cuộc họp chung ở Quốc hội Hoa Kỳ. Được hỏi thông điệp gì ông Poroshenko mang theo trong chuyến thăm này, phân tích gia Holmse nhận định:

"Điều mà ông Poroshenko có thể yêu cầu là một cam kết nào đó của khối NATO, và tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu các nhà lãnh đạo phương Tây, kể cả Tổng thống Obama, sẽ đưa ra những cam kết đó. Theo tôi, có một khác biệt rất lớn giữa việc được gia nhập một khối kinh tế với một khối quân sự."

Phương Tây tố cáo Nga giúp cho các phần tử đòi ly khai thân Nga ở Ukraine.
Phương Tây tố cáo Nga giúp cho các phần tử đòi ly khai thân Nga ở Ukraine.

NATO nói rằng Nga vẫn còn khoảng 1.000 binh sĩ ở bên trong lãnh thổ của Ukraine có trang bị trọng pháo và xe tác chiến. Phương Tây tố cáo Nga giúp cho các phần tử đòi ly khai thân Nga ở Ukraine, một cáo buộc mà Moscow liên tục bác bỏ.

Trong một cuộc họp báo ở Ngũ giác đài hôm thứ Ba, tư lệnh NATO, Đại tướng Philip Breedlove nói rằng binh sĩ Nga hình như đã di chuyển ra khỏi biên giới Ukraine.

"Từ cao điểm khi có khoảng nhiều hơn 10 tiểu đoàn túc trực bên trong lãnh thổ Ukraine, tôi tin rằng con số này nay giảm xuống còn khoảng 4 tiểu đoàn bên trong Ukraine. Nga đã di chuyển các lực lượng của họ về hướng đông của biên giới Ukraine và rút về bên Nga. Nhưng đường hiểu sai. Các lực lượng đó vẫn trong khả năng có thể nhanh chóng được đưa trở lại các vị trí cũ, khi cần thiết. Các lực lượng này không rút ra khỏi khu vực để trở thành lực lượng kháng cự hoặc lực lượng được dùng để tác chiến, khi được yêu cầu."

Tướng Breedlove nói rằng các lực lượng của Nga ở bên trong lãnh thổ Ukraine phục vụ hai mục đích: giữa cho sự lưu chuyển hàng yểm trợ và tiếp liệu cho các chiến binh của phe đòi ly khai thân Nga, và giữ áp lực cho thành phố cảng chiến lược quan trọng Mariupol, cũng như bảo đảm rằng bất cứ thỏa thuận ngừng bắn nào cũng phải thỏa mãn Moscow.

Tướng Breedlove nói mặc dù thỏa thuận ngày 5 tháng 9 vẫn rất mong manh, tình hình chung vẫn yên tĩnh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG