Đường dẫn truy cập

Mỹ tăng cường hậu thuẫn đối với chủ quyền của Ukraina


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay với một người biểu tình bên cạnh những chướng ngại vật tại thủ đô Kyiv của Ukraina, ngày 4/3/2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay với một người biểu tình bên cạnh những chướng ngại vật tại thủ đô Kyiv của Ukraina, ngày 4/3/2014.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm nay tới Kyiv để tăng cường sự hậu thuẫn của Mỹ đối với chủ quyền của Ukraina, giữa lúc căng thẳng leo thang vì sự hiện diện quân sự của Nga ở vùng Crimea của Ukraina.

Ngoại trưởng Kerry hôm thứ hai đáp máy bay đến Kyiv trong lúc Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc mạnh mẽ đả kích những hành động của Nga.

Tại phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Đại sứ Samantha Power nói rằng sự can thiệp của Nga là “một hành vi xâm lăng”, chứ không phải là một sứ mạng nhân đạo như sự rêu rao của Moscow.

"Vấn đề chính là phải chăng sự thay đổi chính phủ mới đây ở Ukraina tạo ra một mối đe dọa cho những lợi ích chính đáng của Nga với một tính chất và mức độ để Nga có thể biện minh cho việc can thiệp bằng phương tiện quân sự ở Ukraina, để chiếm quyền kiểm soát các cơ sở công quyền và đưa ra tối hậu thư quân sự cho những thành phần trong quân đội Ukraina. Câu trả lời dĩ nhiên là không. Các căn cứ quân sự của Nga ở Ukraina được an toàn. Tân chính phủ ở Kyiv đã cam kết tôn trọng tất cả những hiệp định quốc tế hiện có, kể cả những hiệp định về các căn cứ của Nga. Sự động viên của Nga là một phản ứng đối với một mối đe dọa trong trí tưởng tượng."

Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power nói sự can thiệp của Nga là 'hành vi xâm lăng' chứ không phải là một sứ mạng nhân đạo
Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power nói sự can thiệp của Nga là 'hành vi xâm lăng' chứ không phải là một sứ mạng nhân đạo
Đại sứ Nga Vitaly Churkin đã đọc một lá thư của Tổng thống bị lật đổ của Ukraina Viktor Yanukovych, trong đó ông Yanukovich yêu cầu Moscow can thiệp quân sự để vãn hồi hòa bình và ổn định tại Ukraina. Ông Churkin nói thêm như sau.

"Lập trường của Nga tiếp tục có tính chất nhất quán và rõ ràng. Mặc dù đối với một số chính khách Tây phương, Ukraina chỉ là một sân chơi địa chính trị, nhưng đối với chúng tôi Ukraina là một nước anh em. Chúng tôi gắn bó với Ukraina qua lịch sử chung của nhiều thế kỷ. Nga muốn thấy một nước Ukraina ổn định và hùng mạnh, là nơi có sự bảo đảm cho các quyền và lợi ích chính đáng của người Ukraina, của các đồng bào của chúng tôi và của mọi công dân. Trong tình huống bất thường không do chúng tôi tạo ra này, khi mà tính mạng và sự an toàn của các cư dân ở Crimea và các khu vực miền tây nam gặp phải mối đe dọa thật sự của những hành động khiêu khích và vô trách nhiệm của những nhóm côn đồ và những phần tử dân tộc cực đoan, chúng tôi xin một lần nữa nhấn mạnh rằng những hành động của Nga là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Xin cám ơn quí vị."

Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu châu đang xem xét tới những biện pháp chế tài chống lại Nga. Các vị ngoại trưởng của Liên hiệp Âu châu đã đưa ra thời hạn chót là thứ năm tuần này để Tổng thống Nga Vladimir Putin rút quân ra khỏi Ukraina, nếu không muốn đối mặt với những biện pháp trừng phạt.

Ukraina huy động quân đội trước sự hiện diện của Nga ở Crimea (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:00 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG