Đường dẫn truy cập

Phản ứng tại Nga đối với các vụ tấn công khủng bố ở Paris


Dân Pháp đau buồn dự tang lễ 3 cảnh sát viên thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, ngày 13/1/2014.
Dân Pháp đau buồn dự tang lễ 3 cảnh sát viên thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, ngày 13/1/2014.

Đã có những phản ứng lẫn lộn ở Nga sau vụ tấn công chết người ở Paris nhắm vào tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, nhất là về các vấn đề chế nhạo đạo Hồi và quyền tự do phát biểu. Tuy chính phủ và công chúng Nga lên án các vụ tấn công, một số người đã nêu nghi vấn về các hạn chế quyền tự do ngôn luận, trong khi những khác người đề ra các giả thuyết về âm mưu. Các nhà lãnh đạo Hồi giáo Nga đã lên án những kẻ tấn công là các phần tử khủng bố không phải là người Hồi giáo thực thụ. Nhưng họ cũng gọi những tranh biếm hoạ Tiên tri Muhammad là “tội khiêu khích.” Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật từ Moscow.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo Nga nói những kẻ thực hiện các vụ tấn công ở Paris là sát nhân và các phần tử khủng bố, chứ không phải các tín đồ đạo Hồi.

Ông Rushan Abbyasov thuộc Hội đồng các Giáo sĩ Nga viện dẫn người bán hàng Hồi giáo đã giúp khách hàng Do Thái tránh vụ tàn sát vào ngôi chợ Do Thái và viên cảnh sát Hồi giáo bị sát hại là những tín đồ thuần thành.

“Đạo Hồi thực thụ là khi một người Hồi giáo cứu người - chứ không phải khi anh ta giết người. Bởi vì, tôi muốn nhấn mạnh điều đó, phải, họ đã sỉ nhục Đấng Tiên tri, nhưng kinh Koran dạy cách đáp lại những sự việc như thế một cách tốt hơn.”

Nhưng ông Abbyasov nói mô tả và chế giễu Tiên tri Muhammad của đạo Hồi cũng là một tội ác như giết người bởi vì nó có thể khiêu khích sự phản ứng.

“Tội giết người là một tội đáng buồn nhất, một tội ác độc nhất. Nhưng gây ra bạo động từ quan điểm đạo Hồi còn là một tội tệ hại hơn bởi lẽ bất ổn và bạo động có thể đưa đến cái chết không những của một người mà hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người.”

Người Nga và người nước ngoài đã đặt hoa và thắp nến canh thức bên ngoài Đại sứ quán Pháp sau các vụ tấn công.

Cũng như các nơi khác ở Châu Âu, nhiều người còn tranh luận về tính nhạy cảm của việc châm chọc tôn giáo, như hoạ sĩ Ludmila Kurilovich.

Bà Ludmila cho rằng người ta cần phải nghĩ cho chín về các hậu quả trước khi hành động. Bà nghĩ mọi người nên sống mà không sỉ nhục lý tưởng của những người khác.

Tuy nhiên, không nên để cho những nhạy cảm về tôn giáo và sự sợ hãi tấn công quyết định những gì được phổ biến, theo chuyên gia điện toán Marat.

Chuyên gia này cho rằng một phần nhỏ của việc báng bổ tôn giáo là có ích, để các phần tử khủng bố không thể bắt buộc ta phải phổ biến những gì.

Đồng thời, các giả thuyết về âm mưu lan truyền ở Nga quy trách cho các lực lượng nước ngoài.

Một tờ báo lá cải được nhiều người đọc và một kênh truyền hình ủng hộ điện Kremli tường thuật những lời cáo buộc Hoa Kỳ đã hoạch định mọi chuyện, mà không đưa ra bằng chứng nào hỗ trợ cho lập luận.

Các giới chức Nga cũng mau chóng lên án vụ tấn công là hành vi khủng bố trong khi một số người gọi những vụ giết người là bằng chứng cho thấy khủng bố, chứ không phải nước Nga, là mối đe doạ thực sự đối với Châu Âu.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Nga lo ngại một phản ứng trong khi những người Châu Âu hữu khuynh lên án di dân và cáo buộc đạo Hồi là có liên hệ đến chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo nói cần phải đối thoại để ngăn ngừa những sự hiểu lầm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG