Đường dẫn truy cập

Tòa Thượng thẩm Úc: Các trại di dân ngoài khơi là hợp pháp


Những người xin tỵ nạn tìm cách đến Australia bằng tàu thuyền thường bị giữ lại tại hòn đảo nhỏ bé Nauru ở Thái Bình Dương hoặc đảo Manus ở Papua New Guinea.
Những người xin tỵ nạn tìm cách đến Australia bằng tàu thuyền thường bị giữ lại tại hòn đảo nhỏ bé Nauru ở Thái Bình Dương hoặc đảo Manus ở Papua New Guinea.

Tòa Thượng thẩm ở Australia đã bác một vụ kiện chống lại chính sách giam giữ thuyền nhân ở nước ngoài, gây thất bại cho phe chống đối chương trình gây nhiều tranh cãi. Một hội đồng thẩm phán hôm 3 tháng 2 đã bác bỏ đơn kiện của các luật sư đại diện cho một người Bangladesh bị giam giữ. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật.

Những người xin tỵ nạn tìm cách đến Australia bằng tàu thuyền thường bị giữ lại tại hòn đảo nhỏ bé Nauru ở Thái Bình Dương hoặc đảo Manus ở Papua New Guinea.

Các luật sư lập luận rằng việc chính phủ tài trợ và điều hành các trại giam giữ ở nước ngoài là bất hợp pháp. Đại diện cho một phụ nữ Bangladesh được đưa đến Australia để chữa bệnh, các luật sư đã nộp đơn kiện lên Tòa Thượng thẩm ở Canberra, nơi họ hy vọng sẽ nhận được phán quyết rằng hệ thống giam giữ ở nước ngoài là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng xem xét, các thẩm phán quyết định rằng việc tiến hành các thủ tục cho người xin tỵ nạn ở nước ngoài là phù hợp với hiến pháp.

Tòa Thượng thẩm Australia ở Canberra.
Tòa Thượng thẩm Australia ở Canberra.

Phán quyết này có nghĩa là hơn 250 người xin tị nạn, trong đó có mấy chục trẻ em lớn nhỏ, có phần chắc sẽ được chuyển từ Australia qua đảo Nauru.

Một trong những thiếu niên bị đưa sang Nauru là một em bé trai 5 tuổi mà theo cáo giác đã bị cưỡng hiếp tại trại giam.

Bà Sarah Hanson-Young thuộc Đảng Xanh nói việc trục xuất như vậy là một cách đối xử tàn nhẫn đối với những người yếu thế. Bà cho biết: "Đưa trẻ em trở lại Nauru là một hành vi ngược đãi trẻ em. Tất cả những người trưởng thành có mặt ở đất liền có mặt tại đây bởi vì họ đã chịu đựng chấn thương và các vấn đề sức khỏe do hậu quả của việc bị giam trong nhà tù trên đảo."

Trong thời gian Tòa Thượng thẩm xét vụ kiện, chính phủ Úc đã sửa đổi luật lệ để lấp đầy kẽ hở trong cách sắp xếp tài trợ cho các đảo ngoài khơi, mà các giới chức lo ngại là có thể gặp trở ngại vì vụ kiện này.

Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton nói ông có ý định gửi trả về Nauru một nhóm lớn những người xin tị nạn hiện đang ở Australia nếu chính phủ thắng kiện.
Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton nói ông có ý định gửi trả về Nauru một nhóm lớn những người xin tị nạn hiện đang ở Australia nếu chính phủ thắng kiện.

Những thay đổi này giúp cho giới hữu trách có quyền hạn rõ ràng để trả tiền cho các nước ngoài như Nauru để điều hành các trung tâm giam giữ.

Trước khi ban hành quyết định, Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton nói ông có ý định gửi trả về Nauru một nhóm lớn những người xin tị nạn hiện đang ở Australia nếu chính phủ thắng kiện.

Ông Dutton phát biểu: "Chúng tôi sẽ không cho phép những người tìm cách đến nước chúng tôi bằng tàu thuyền được định cư vĩnh viễn ở đây, vì thế chúng tôi muốn đoan chắc là chúng tôi có thể thực thi một hệ thống bảo vệ biên giới vững mạnh, cần phải có, bởi vì như chúng ta đang thấy ở châu Âu lúc này, hàng triệu người sẽ tìm cách đến nước chúng tôi bằng tàu thuyền."

Australia tái định cư cho khoảng 14.000 người mỗi năm thông qua các chương trình nhân đạo quốc tế.

Năm ngoái, chính phủ bảo thủ cho hay họ cũng sẽ nhận thêm 12.000 người chạy trốn vụ xung đột ở Syria.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG