Đường dẫn truy cập

Việt Nam sắp xuất khẩu vaccine ngừa tả lợn, Tổ chức Thú y Thế giới ra cảnh báo


Các nước trên thế giới hiện đang nóng lòng tìm kiếm vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi (ASF), căn bệnh nan y và có tỷ lệ lợn tử vong cao, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho các trang trại bị nhiễm bệnh.
Các nước trên thế giới hiện đang nóng lòng tìm kiếm vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi (ASF), căn bệnh nan y và có tỷ lệ lợn tử vong cao, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho các trang trại bị nhiễm bệnh.

Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) vừa đưa ra cảnh báo rằng cần phải thử nghiệm thêm loại vaccine ngừa tả lợn châu Phi, sau khi Việt Nam công bố kế hoạch xuất khẩu loại vaccine này trong những tháng tới để chống lại căn bệnh thường hành hoành trong các trại nuôi lợn trên toàn thế giới.

WOAH nói rằng Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam, nhà sản xuất một trong hai loại vaccine, đã không chia sẻ đầy đủ dữ liệu với các nhà nghiên cứu và các cơ quan quốc tế.

Gregorio Torres, người đứng đầu bộ phận khoa học tại WOAH, kêu gọi các quốc gia quan tâm đến việc sử dụng vaccine của AVAC phải tiến hành thử nghiệm riêng trước khi phê duyệt.

Lần đầu tiên trên thế giới, vào tháng 7, Việt Nam đã cấp phép cho hai loại vaccine chứa virus sống đã bị giảm độc lực để ngừa bệnh tả lợn châu Phi. Mặc dù bệnh này không gây chết người nhưng cực kỳ dễ lây lan ở lợn và đã nhiều lần gây gián đoạn cho thị trường thịt lợn toàn cầu, mà theo nhà cung cấp dữ liệu Research and Markets cho biết có trị giá khoảng 250 tỷ USD vào năm 2022.

Vào tháng 10, khi AVAC chuẩn bị công bố các thỏa thuận với các nhà nhập khẩu vaccine của mình ở Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Myanmar, WOAH đã cảnh báo về những rủi ro “từ việc sử dụng vaccine không đạt tiêu chuẩn”.

Ông Torres cho biết chính các thông báo của Việt Nam đã dẫn đến cảnh báo này của WOAH, nhưng nó không đề cập đến những lo ngại đối với loại vaccine cụ thể nào.

AVAC nói vaccine của họ không nguy hiểm và việc sử dụng rộng rãi sẽ chứng minh điều đó.

Ông Nguyễn Văn Điệp, giám đốc điều hành của AVAC, nói với Reuters: “Chúng tôi đã chứng minh sản phẩm của mình an toàn, hiệu quả, và chúng tôi cần thời gian để chứng minh điều đó với tất cả mọi người, kể cả những người tỏ ra lo ngại”.

Ông không trả lời câu hỏi liệu công ty có chia sẻ dữ liệu với các nhà nghiên cứu quốc tế hay không.

Ông Điệp cho hay vaccine này đã được sử dụng an toàn tại các trang trại ở 17 tỉnh thành của Việt Nam kể từ khi được phê duyệt và doanh số bán hàng ngày càng tăng.

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã tìm ra vaccine AVAC, và vaccine này sau đó được phát triển ở Việt Nam vì loại virus này không có ở Hoa Kỳ. Người phát ngôn của USDA nói với Reuters rằng cơ quan này không có quyền truy cập vào dữ liệu thử nghiệm của Việt Nam.

Ông Torres nói: “Nếu ai đó đưa ra thị trường một loại vaccine không đạt mức tối ưu, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người”, đồng thời lưu ý rằng việc đánh giá vaccine ở những quốc gia đang có dịch bệnh diễn ra thường gặp khó khăn hơn, chẳng hạn như Việt Nam, vì lợn có thể bị nhiễm virus đã giảm độc lực từ trong vaccine cùng lúc với virus ngoài thiên nhiên.

Các nước trên thế giới hiện đang nóng lòng tìm kiếm vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi (ASF), căn bệnh nan y và có tỷ lệ lợn tử vong cao, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho các trang trại bị nhiễm bệnh.

Trung Quốc cũng đã phát triển một số loại vaccine nhưng chưa loại nào được phê duyệt thương mại.

AVAC đang sản xuất từ 2,5 đến 5 triệu liều mỗi tháng và dự định xuất khẩu 5 triệu liều trong khi đang chờ sự chấp thuận từ các quốc gia nơi công ty đã ký các thỏa thuận thương mại, ông Điệp cho biết, đồng thời lưu ý rằng tín hiệu bật đèn xanh từ Philippines có thể đến vào đầu năm tới.

XỬ PHẠT THƯƠNG MẠI?

Ông Torres nói rằng cơ quan của ông đang thảo luận về một tiêu chuẩn toàn cầu mới để đánh giá vaccine ASF và có thể sẽ được phê duyệt vào tháng 5 tại đại hội đồng WOAH, tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Paris và có 183 quốc gia thành viên.

Tiêu chuẩn này sẽ không bắt buộc, vì các cơ quan quản lý quốc gia sẽ quyết định có phê duyệt hay không, nhưng nó có thể dẫn đến các hạn chế thương mại đối với các quốc gia xuất khẩu thịt lợn đã tiêm phòng bằng các mũi tiêm không đạt chuẩn.

Vaccine AVAC đã được thử nghiệm ở Philippines với 300.000 liều.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines, nơi chịu trách nhiệm phê duyệt vaccine, không trả lời khi Reuters đề nghị đưa ra bình luận.

Thứ trưởng Nông nghiệp Philippines Deogracias Victor Savellano nói với Reuters rằng nước ông vẫn chưa phê duyệt hoặc mua loại vaccine này. Ông lưu ý rằng việc cho phép của cơ quan quản lý rất quan trọng đối với an ninh lương thực, vì nước này phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp quốc gia do sự lây lan của ASF.

Các cơ quan quản lý từ Ấn Độ, Indonesia, Myanmar và Malaysia đã không trả lời cho đề nghị bình luận của hãng thông tấn Anh.

USDA cho hay loại vaccine ngừa ASF thứ hai được phê duyệt, do Cục Thú y Trung ương Navetco của Việt Nam sản xuất từ nền tảng của USDA, đã chia sẻ dữ liệu thử nghiệm tích cực và đang được thử nghiệm tại Cộng hòa Dominica.

Navetco đã không trả lời cho đề nghị bình luận của Reuters.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG