Đường dẫn truy cập

Nhật Bản, Philippines hợp tác chống thái độ khiêu khích của TQ


Dân biểu Philippines Rodolfo Biazon (trái), và Đại diện Nhật Bản Nakada Hiroshi sau khi ký kết thỏa thuận tại Makati, ngày 3/9/2014.
Dân biểu Philippines Rodolfo Biazon (trái), và Đại diện Nhật Bản Nakada Hiroshi sau khi ký kết thỏa thuận tại Makati, ngày 3/9/2014.

Hôm nay tại Manila, các nhà lập pháp Nhật Bản và Philippines đã ký một thoả thuận không chính thức để thành lập một cơ quan quốc tế nhằm thúc đẩy các phương tiện hòa bình để giải quyết những tranh chấp trong vùng biển đang có những khẳng định chủ quyền xung đột với Trung Quốc. Từ thủ đô Philippines, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật sau đây.

Các thành viện của hai phái đoàn quốc hội đã đồng ý thúc đẩy thành lập một Liên minh An ninh Hàng hải của các nhà Lập pháp ở Châu Á bên trong các cơ quan lập pháp của mỗi nước. Họ nhấn mạnh đến việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải và làm sáng tỏ những khẳng định chủ quyền dựa trên luật quốc tế.

Đại diện Nhật Bản Nakada Hiroshi dẫn đầu 5 thành viên trong cùng đảng của ông đi thăm Philippines. Qua lời một thông dịch viên, ông nhắc lại lập trường tránh “vũ lực hay cưỡng ép” trong việc đòi chủ quyền và không làm bất cứ điều gì một cách đơn phương gây đảo lộn hiện trạng.

“Tất cả những vấn đề này là những điều mà không ai trong thế giới của chúng ta, không ai trong nhân loại chống lại. Đây là những điều mà tất cả chúng ta đều tuân thủ trong tư cách là con người.”

Nhật Bản và Trung Quốc lâu nay đã tranh cãi về một nhóm đảo ở Biển Hoa Đông gọi là Senkaku ở Nhật Bản và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài. Căng thẳng giữa hai nước đã liên tục gia tăng trong những năm gần đây sau khi chính phủ Nhật Bản mua một phần của nhóm đảo này từ tay một sở hữu chủ tư nhân. Tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc đảo đã đến trong vùng biển này kể từ đó. Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố không phận phía trên các hòn đảo này là một khu vực nhận dạng phòng không, đòi tất cả các máy bay phải theo các luật lệ của Bắc Kinh khi bay vào khu vực đó.

Quân đội Hoa Kỳ không thừa nhận khu vực và Nhật Bản thì làm lơ.

Trong vùng Biển Đông, Trung Quốc cũng đưa ra nhiều khẳng định, và tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với hơn 80% vùng biển giàu tài nguyên đó. Philippines cáo buộc Trung Quốc là xâm phạm các hòn đảo và bãi cạn mà Philippines nói là rõ ràng nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của họ. Năm 2012, Trung Quốc gần như nắm quyền kiểm soát vùng Bãi cạn Scarborough, không cho ngư dân Philippines bén mảng tới.

Trong mấy tháng vừa qua, các hình ảnh giám sát của Philippines cho thấy hoạt động khai phá của Trung Quốc trên ít nhất 4 vỉa đá và bãi cạn mà Philippines nhận chủ quyền.

Manila đã nộp một đơn hồi năm ngoái ra trước Toà án Trọng tài Thường trực ở La Haye nêu nghi vấn về việc Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển. Bắc Kinh bác bỏ việc trọng tài và chưa đáp lại vụ này.

13 thành viên của Hạ viện Philippines và 6 đại diện của Nhật Bản đã ký vào bản vận động thành lập liên minh đa quốc. Nhưng tất cả đều hành động với tư cách cá nhân, chứ không trong tư cách quốc hội.

Dân biểu Philippines Rodolfo Blazon đứng đầu Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Hạ viện.

“Tôi nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải tiến hành cuộc vận động này để nâng cao nhận thức của các quốc gia rằng cần phải có một giải pháp cho cuộc tranh chấp và giải pháp này phải phù hợp với các điều khoản của luật quốc tế.”

Ngoài Philippines thì Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng đưa ra những khẳng định chủ quyền chồng chéo nhau trong vùng Biển Đông. Năm 2002, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á với 10 thành viên và Trung Quốc đã ký một thoả thuận không có tính cưỡng hành nhằm giữ cho mọi chuyện êm thắm trong vùng biển này. Nhưng Trung Quốc, muốn có những cuộc họp với từng nước một để giải quyết những tranh chấp, đã hành động một cách chậm chạp. Chỉ mới đây Trung Quốc mới kêu gọi thực thi các điều khoản của thoả thuận không có tính cưỡng hành đó. Công tác về một bộ quy tắc ứng xử có tính cưỡng hành pháp lý về việc xử lý các tranh chấp chủ quyền vẫn đang diễn tiến một cách chậm chạp.

Các nhà lập pháp tỏ ý hy vọng quốc hội 2 nước sẽ ký kết về cơ chế định thành lập. Ông Hiroshi nói phái đoàn Nhật Bản đang trông đợi Việt Nam sẽ là một nước nữa có thể ký tham gia cuộc vận động của họ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG