Đường dẫn truy cập

Ai Cập tiếp tục phủ nhận cảnh sát dính líu đến cái chết của sinh viên Ý


Các nhà hoạt động giơ những tấm bảng có dòng chữ "Giulio, một trong số chúng ta và đã bị giết như chúng ta" trong buổi lễ tưởng niệm Giulio Regeni bên ngoài Đại sứ quán Ý tại Cairo, Ai Cập, ngày 6/2/2016.
Các nhà hoạt động giơ những tấm bảng có dòng chữ "Giulio, một trong số chúng ta và đã bị giết như chúng ta" trong buổi lễ tưởng niệm Giulio Regeni bên ngoài Đại sứ quán Ý tại Cairo, Ai Cập, ngày 6/2/2016.

Ai Cập một lần nữa phủ nhận sự dính líu của cảnh sát trong vụ sát hại một nghiên cứu sinh người Ý, người mà thi thể được tìm thấy vào đầu tháng này tại thủ đô của Ai Cập.

Phát biểu hôm thứ Hai tại Cairo, Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Magdi Abdel Ghaffar phủ nhận những đồn đoán của báo chí Ý rằng lực lượng an ninh đóng một vai trò trong cái chết của Giulio Regeni 28 tuổi.

"Có rất nhiều tin đồn lặp đi lặp lại trên những trang báo ngụ ý rằng lực lượng an ninh có thể đứng đằng sau vụ tai nạn," ông Abdel Ghaffar nói. Ông gọi những bản tin này là "không thể chấp nhận được" và cho biết "các cơ quan an ninh Ai Cập nổi tiếng vì sự chính trực và minh bạch." Ông cũng cho biết một cuộc điều tra về cái chết đang được tiến hành.

Regeni - một sinh viên tiến sĩ của Đại học Cambridge nghiên cứu phong trào lao động của Ai Cập - được nhìn thấy lần cuối cùng vào ngày 25 tháng 1 khi anh ta đi gặp một người bạn ở trung tâm thành phố Cairo. Thi thể của anh ta được phát hiện bên một con đường ở Cairo hôm 3 tháng 2 trong vụ việc mà chính quyền ban đầu gọi là tai nạn đường bộ.

Sau cuộc khám nghiệm sơ bộ tại Cairo, thi thể được đưa trở về Rome, nơi mà một cuộc khám nghiệm tử thi thứ hai cho thấy Regeni có nhiều vết rạn nứt xương và cổ bị gãy, cũng như những vết đâm và vết bỏng thuốc lá.

Báo La Repubblica của Ý hôm thứ Hai đưa tin móng tay và móng chân của Regeni cũng đã bị rút đi và rằng tất cả những ngón tay của anh ta đều bị gãy.

Những tổ chức nhân quyền quốc tế và những đồng minh của họ ở Ai Cập vẫn thường xuyên cáo buộc bộ máy an ninh chuyên quyền của Ai Cập tra tấn những nhà hoạt động và những người theo phái Hồi giáo - trong một số trường hợp không cần phải báo cáo những vụ bắt giữ họ.

Nhiều hãng tin Ý trích dẫn lời các công tố viên của nước này nghi ngờ cảnh sát Ai Cập đã thẩm vấn Regeni về quan hệ của anh ta với những nhà hoạt động trước khi tra tấn và giết chết anh ta.

Regeni mất tích vào ngày 25 tháng 1 trùng với ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả-rập vào năm 2011 lật đổ cựu tổng thống độc tài Hosni Mubarak và cuối cùng dẫn tới việc tổng tư lệnh quân đội Abdel Fattah el-Sissi vươn lên chức tổng thống.

Nhà lãnh đạo quân đội nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2013 lật đổ tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập, Mohamed Morsi, người có chủ trương Hồi giáo.

Ông El-Sissi sau đó mở một chiến dịch đàn áp khốc liệt nhắm vào những ý kiến bất đồng, bắt giam hàng ngàn người ủng hộ ông Morsi và những nhà hoạt động.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG