Đường dẫn truy cập

ADB hạ giảm dự báo tăng trưởng của Châu Á


អ្នកគាំទ្រគណបក្សប្រឆាំងប្រឈមមុខជាមួយប៉ូលិសបង្ក្រាបកុប្បកម្មខណៈពេលពួកគេធ្វើបាតុកម្មប្រឆាំងនឹងប្រធានាធិបតីវេណេស៊ុយអេឡា Nicolas Maduro ក្នុង​ទីក្រុង​ការ៉ាកាស។
អ្នកគាំទ្រគណបក្សប្រឆាំងប្រឈមមុខជាមួយប៉ូលិសបង្ក្រាបកុប្បកម្មខណៈពេលពួកគេធ្វើបាតុកម្មប្រឆាំងនឹងប្រធានាធិបតីវេណេស៊ុយអេឡា Nicolas Maduro ក្នុង​ទីក្រុង​ការ៉ាកាស។

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hôm nay loan báo các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ không tăng trưởng ở mức trông đợi vì tăng trưởng chậm hơn dự báo ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo ADB, riêng đối với Trung Quốc, tăng trưởng toàn niên cho năm 2015 nay được ước tính ở mức 7%, so với 7,2% trước đây và sẽ còn thấp hơn nữa xuống tới mức 6,8% vào năm tới.

ADB nói một nền kinh tế bị chậm lại ở Trung Quốc tác động đến toàn bộ khu vực châu Á đang phát triển.

Kinh tế gia Joe Zveglich của ADB nói với đài VOA: “Ta có một nền kinh tế chủ yếu được điều chỉnh theo một mô hình tăng trưởng khác, một mô hình dựa ít hơn vào xuất khẩu, đầu tư và lệ thuộc nhiều hơn vào tăng trưởng và tiêu thụ”.

“Phần lớn tăng trưởng mà Trung Quốc có được trong những thập niên vừa qua xuất phát chủ yếu từ những cải cách đã giúp họ bắt kịp”.

Khu vực tài chính Trung Quốc dự kiến cũng đóng góp ít hơn vào mức tăng trưởng sau vụ chỉnh sửa thị trường chứng khoán mới đây, mặc dầu phúc trình của ADB kết luận rằng hiện tượng sụt giá chứng khoán có nhiều phần chắc không tác động mấy đến số tiêu thụ nội địa.

Điều chỉnh mức dự báo

Đối với toàn bộ châu Á đang phát triển, theo ADB, tăng trưởng dự kiến sẽ ở mức 6,1%, so với dự báo ban đầu là 6,3%.

Duyệt lại các dữ liệu đã công bố hồi tháng 3, ngân hàng nay dự kiến Đông nam châu Á sẽ tăng trưởng trong năm nay ở mức 4,6% dựa vào những con số gây thất vọng cho các nền kinh tế của Thái Lan, Indonesia và Singapore trong nửa đầu năm nay.

Tăng trưởng dự báo cho Indonesia đã bị hạ giảm từ 5,5 xuống còn 5%, phần lớn vì mức công chi của chính phủ mới thấp hơn so với dự kiến.

Tại Manila, ông Zveglich nói: "Phải mất một thời gian để điều chỉnh ngân sách. Mức công chi không đáp ứng các dự kiến của chúng tôi. Nhưng chúng tôi hy vọng với những cải cách đang tiếp diễn ở Indonesia ta sẽ thấy mọi việc sẽ khá hơn".

Nền kinh tế của Thái Lan, đang chật vật dưới chính thể quân nhân kể từ sau vụ đảo chính không đổ máu hồi tháng 5 năm ngoái, sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 3,2%, so với dự báo trước kia của ADB là 3,6%, một phần vì đà tiêu thụ trong nước chậm lại và tình trạng khô hạn tác động đến sản lượng nông nghiệp.

Ông Zveglich nói: “Chúng tôi trông đợi sẽ có sự phục hồi mạnh trong năm nay khi chính trị ổn định. Nhưng biến động trong khu vực nông nghiệp đang trở thành một lực cản”.

Ngoại lệ

Chỉ số kinh tế duy nhất tăng lên cho vùng Đông nam châu Á là lạm phát, nay dự kiến ở mức 3,4%, so với dự báo trước đó là 3,1%, vì tình trạng lạm phát cao hơn dự kiến ở Indonesia và Malaysia. Theo phúc trình của ADB, Thái Lan đã chận được chiều hướng này và mức lạm phát sẽ không cao như dự kiến ban đầu trong năm nay bởi mức tiêu thụ trong nước chậm lại. Dự báo của ngân hàng về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2015 giữ nguyên ở mức 6,1%.

Trong phúc trình công bố hôm nay, ngân hàng không điều chỉnh dự báo tăng trưởng ở Ấn Độ, ở mức 7,8%, nhờ một mùa mưa tốt và các khoản đầu tư mới.

Nam Á nói chung nay dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 7,3%, tăng đôi chút so với 7,2% trước đó, với thành tích kinh tế tốt hơn so với dự kiến ở Bangladesh bù lại cho tình trạng trì trệ vì động đất ở Nepal.

Trong năm 2016, mức tăng trưởng ở tiểu vùng Nam Á dự kiến sẽ lên tới 7,6%.

ADB, với 67 nước thành viên do Nhật Bản và Hoa Kỳ dẫn đầu, sẽ công bố bản cập nhật sắp tới về dự báo kinh tế cho khu vực vào tháng 9.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG